Samstag, 22. Juni 2019

Trở Ra Miền Bắc (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Tôi về quê thăm ông bà chú thím họ mạc hai bên nội ngoại 3 ngày thì trở lại Hà Nội ngay. Tôi bỗng nhớ cô bạn có đôi mắt to bồ câu, từng hớp hồn tôi. Tôi mới ghé thăm nhà nhưng cô lại chê tôi là một ngã nhà quê, bộ đội đen thui lẩn tránh đi không thèm tiếp và đẩy bà mẹ ra nói chuyện bâng quơ với tôi. Tôi thấy ngao ngán tủi thân vô cùng mà rơm rớm nước mắt. Sau này khi tôi đi học nghề hơn 3 năm ở Đức về thì chính cô lại cua xe đạp đón đường tôi mà rơm rớm nước mắt, tôi thấy cô sồ sề quá và tôi lại ngao ngán chán cô, chả có thời gian đâu mà đứng đường nói chuyện dằng dai. Với cô tôi chỉ có một bài thơ ngắn ngủi làm kỷ niệm, tình ta chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu thôi. Dù sao thơ cũng từ đáy lòng tâm hồn thi sĩ của tôi viết ra:

Trở Ra Miền Bắc (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Ai cũng bảo tôi giống bố tôi như đúc, từ khuân mặt, ánh mắt, dáng đi. Nhưng bố tôi cao to hơn tôi, dáng dấp của một võ quan hơn tôi là một văn sĩ. Khi tôi lớn lên chừng 2 hay 3 tuổi thì bố tôi đi học ở trường võ bị bên Tàu về, hình như Hoàng Phố thì phải? Bố xé chiếc quần chống rét nơi miền biên cương rừng thẳm tuyết dày may cho tôi một cái áo không biết có phải bằng da thật hay bằng sợi tôi không nhớ nữa. Tôi nhớ hồi đó, tôi ngồi trên một chiếc xe mây bốn bánh, cổ tôi đeo vòng bạc, 2 cổ tay vòng bạc và cả 2 cổ chân cũng vòng bạc. Bây giờ tôi đoán có thể do bà nội bà ngoại và mẹ sợ tôi bị ma bắt đi ? Còn tôi bây giờ nghĩ lại hóa ra lại hay để điều hòa âm dương.

Trở Ra Miền Bắc (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Thằng Đức tiễn tôi lên tận trung đoàn, trước khi đi tôi cũng tới lán của Hoa để chào từ biệt, chỉ còn biết nói: Chuyến này ra Bắc non sông cách trở chả biết lúc nào trở lại để làm thơ với Hoa, thôi tùy duyên vậy, nếu có dịp ta lại gặp nhau. Chỉ biết chúc Hoa và các bạn gái một ngày không xa ca khúc khải hoàn trở về quê mẹ. Hiệp định Paris đã ký kết rồi, chắc không còn bom đạn nữa. Tôi không dám hẹn hò với Hoa để cho Hoa hy vọng hụt, nhớ mong tôi. Sau đó ra đi thẳng đến trung đoàn. Tại đây gặp lại anh Mạnh từng là y sĩ bệnh xá, vì can tội trực đêm ngủ gật để chết một ca bệnh nhân sốt rét ác tính nặng, nên bị giáng xuống đại đội làm lính công binh. Sau này có tiến bộ, anh Mạnh lại được điều về trung đoàn. Anh Mạnh cũng thích làm thơ, có trí nhớ kỳ lạ. Anh có tài kể chuyện Tây Du Ký từng chương hồi thao thao bất tuyệt, còn tôi là chuyện Thủy Hử. Tôi có làm thơ rằng:

CHƯƠNG IV. Trở Ra Miền Bắc (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Kỷ luật nhà binh thật là hà khắc, nhất là quân đội cộng sản Bắc Việt. Trai gái luôn ở bên nhau, hai phần ba là nữ, một phần ba là nam. Tuy rằng lán nam lán nữ cách nhau một cái sân khá rộng, giữa là ban chỉ huy đại đội, y tá, liên lạc viên kiêm điếu đóm hầu hạ cơm nước cho các thủ trưởng. Chỉ có chiều tối là cánh đàn ông thuộc loại gà trống cựa sang thăm cánh đàn bà thuộc loại gà mái tơ. Nhưng tôi chưa hề thấy gà trống nhảy mái bao giờ. 9 giờ tối ai về lán ấy im ắng lạnh ngắt như tờ. Lính gác đêm rất hiếm khi bắt gặp chàng nào nàng nào nửa đêm giả vờ đi xia để hẹn hò với nhau.

Tôi Đã Trưởng Thành (8)


Truyện kể của Lu Hà phần 8

Có thể lắm linh hồn tôi đã từng lạc xuống dong chơi ở thế giới bên kia, tôi đã đi qua phố chợ, thị trấn xầm uất xa lạ nào đó. Ngày xưa khi còn bé vào năm học lớp 4 tôi đã từng đến nhà thằng Dũng, thằng Trấn con, thằng Du chơi . Mẹ thằng Dũng nhớ mặt tôi, đã xui khiến thằng Dũng khi đến thăm đại đội của tôi, do linh tính thần giao cách cảm, nó không thiết tha gì ăn uống với chuyện yến tiệc linh đình mà hỏi thăm chính trị viên Mười về tôi. Có thể lắm các cụ tổ tiên nhà tôi không cho tôi vào nhà, mà đuổi tôi về ngay dương thế.

Tôi Đã Trưởng Thành 7


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Kể cũng lạ từ khi đặt chân lên mảnh đất nam Lào, anh em đồng đội đều bị bệnh sốt rét cả, nhưng tôi thì không, cứ như nồi đồng cối đá vậy. Nhưng than ôi! Tránh làm sao được mệnh trời, tránh làm sao được các quy luật tự nhiên? Thời khắc đến thì tự nó sẽ đến, đến đá còn chảy mồ hôi huống chi là con người. Rồi một ngày, tôi bỗng thấy sa sẩm mặt mày choáng váng nằm lăn trên giường giữa lúc mùa hè nóng như đổ lửa mà tôi cảm thấy rét run lên cầm cập.

Tôi Đã Trưởng Thành (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi ở trung đội công binh độc lập một thời gian khá dài, đời sống của tôi thật là nhàn nhã. Suốt ngày tôi chả phải làm lụng gì vất vả, không phải theo anh em đi sửa đường, phá đá, chặt cây, đắp kè, tôi chỉ có một nhiệm vụ là trau dồi học thêm tiếng Lào. Anh Ngụ nói tiếng Lào rất khá, nhiều lúc hai anh em nói chuyện với nhau bằng tiếng Lào. Anh Ngụ đáng lý ra lên cấp đại đội phó từ lâu, nhưng anh bị kỷ luật vì can tội vào bản đổi  lợn gà vịt ngan ngỗng cho lính tráng ăn, uống rượu say rồi lính tráng đánh nhau. Ngựa theo đường cũ anh Ngụ xử dụng luôn tôi làm công tác giao dịch đổi chác. Nhờ có tôi mà cả trung đội luôn có thịt cá rau xanh, quả ngọt ăn. Sức khỏe anh em trong đơn vị tăng lên rõ rệt, sức chiến đấu cao, hoàn thành nhiệm vụ suất sắc, các tuyến đường trọng yếu luôn được lưu thông. Sau đó tôi lại trở về ngầm K, anh Lưu cũng cho tôi thỉnh thoảng đi vào bản kiếm ăn thêm, tôi được phong quân hàm hạ sĩ.

Tôi Đã Trưởng Thành (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Ở ngầm K, hang đá sâu vài tháng thì tôi được chuyển về trung đội lưu động, lính tráng được trang bị ngoài súng đạn còn có cuốc bàn, cuốc chim, sà beng, kíp nổ, dây cháy chậm, thuốc nổ TNT... Chúng tôi đóng quân trong một ngôi chùa bỏ hoang, có hai lính chuyên trách về điện đài đánh rơ móc tặc tè tặc tè.

Tôi Đã Trưởng Thành (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Nước Lào có nguồn gốc từ vương quốc Lan Xang, người Việt quen gọi là triệu voi hay vạn tượng. Cái tên Lào là từ chữ Ai Lao mà ra. Lào là một nước trung lập, có biên giới sát với Việt Nam về phía đông, còn phía bắc sát Trung Quốc là hai quốc gia cộng sản tiểu bá và đại bá. Không như Thái Lan có liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã khôn khéo lợi dụng bản tính nhu nhược của Lào mà o ép khống chế họ. Nên mới có con đường mòn Hồ Chí Minh. Đoàn 559 và cả trung đoàn công binh thủ đô đã có mưu đồ toan tính sẽ mở thành đại lộ Hồ Chí Minh, cho xây dựng cầu cống, đổ đá và nhựa để lát đường. Con đường có từ bao giờ tôi không cần biết, cuối năm 1971 đã là môt con đường đất khá rộng có đoạn đủ chỗ cho hai làn xe xuôi chiều và ngược chiều song song với nhau đi lại.

Tôi Đã Trưởng Thành (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Sau ba tháng tập tành chúng tôi được bắn đạn thật, tôi bắn 3 viên thì 1 phát trúng bia vòng 10 và 2 phát trúng bia vòng 9. Sau đó đánh bộc phá nằm sát ụ đất giả làm lỗ châu mai, hay hầm ngầm quân địch, tay tôi run lên cầm cập rút dây nụ xòe bộc phá nhét vội vào cái lỗ đất. Trước khi rút dây, trung đội trưởng Huệ bảo làm gì mà run lên cầy sấy thế? Bộc phá nổ tôi nằm lăn ra mấy vòng theo đúng thao tác đã được học. Sau đó tập mang vác nặng, trước cửa đại đội đã có sẵn một đống gạch, lính tráng xếp vào ba lô cho đủ 20 kg, tăng dần từng ngày khi nào đạt được 30 kg thì thôi.
cuối cùng chúng tôi đi hành quân dã ngoại khoảng 10 ngày , lên những vùng núi cao ngút, tôi còn nhớ cái tên Ngọc Sơn, Ngổ Luông thuộc tỉnh Hòa Bình, cảnh trí ở đây thật đẹp, những ngôi nhà sàn heo hút của đồng bào dân tộc Mường, tôi cũng học cách hút thuốc lào và ở nhà dân, mỗi nhà chứa 3 thằng lính bộ đội cụ Hồ, nhà lớn có thể đến 6 thằng.

Tôi Đã Trưởng Thành (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Cuối năm học lớp 9 một thằng bạn thân của tôi đi bộ đội, nó là lính kiểng gác  cổng sân bay, tôi cũng vừa học xong lớp 9 và nghỉ hè, tôi tranh thủ chơi bời lêu lổng, cố gắng luyện tập võ nghệ theo một tay đàn anh ở phố Khâm Thiên để các miếng võ hiểm móc xương sườn, bẻ quai hàm, các bộ gấu, con khỉ chầu mặt trời, tập các thế trung bình tấn quyết tìm lại thằng du thủ du thực đã đánh tôi, tìm lại thằng Dương thằng Công và cả thằng Trình đù nữa để báo thù.

CHƯƠNG III. Tôi Đã Trưởng Thành (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Buổi sáng hôm ấy, tiếng trống trường vang dội, tôi mặc một cái quần nâu thắt dải dút và đi đôi dép cao xu từ Quảng Bình gửi ra, bố tôi lúc đó đang chỉ huy một đơn vị pháo binh độc lập, nhờ một chú bộ đội khéo tay, cắt ra từ một cái lốp xe ô tô, lại nhờ một chú bộ đội khác nghỉ phép tạt qua nhà mang cho.
Tôi đứng xếp hàng để vào lớp 9 B, cô giáo Kim làm chủ nhiệm, cô dạy về môn hóa. Tôi đứng sau hai bạn gái, thấy mặc áo phin nõn màu xanh lơ, cái cóc sê hằn lên bầu vú nhỏ bằng của ổi, quả cam mà lòng tôi cảm thấy xốn xang rạo rực. Con gái Hà Nội có khác hơn hẳn gái quê mình, phèn chua nước mặn đen như củ ấu.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (9)


Truyện kể của Lu Hà phần 9

Tuy phải xa ông bà, thím H và các em cùng các bá các dì, anh chị em bên ngoại tôi rất buồn, nhưng tôi thấy về Hà Nội vẫn an toàn hơn. Thằng Uy tức thằng cu giò nó còn rất hận tôi, luôn luôn nuôi chí phục thù theo kiểu Tàu, quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muộn. Sự thật tôi có gây thù chuốc oán gì với nó cho cam? Nó đâu đáng mặt quân tử, mà chỉ là loại tiểu nhân nhớ dai, thù vặt.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (8)


Truyện kể của Lu Hà phần 8

Thế là tôi sẽ phải dời xa quê hương để về Hà Nội. Tôi rất nhớ ông bà, thím H tôi và các em. Thím tôi là một người phụ nữ nông thôn kiểu mẫu, tôi chưa hề thấy thím tôi và bà nội tôi cãi cọ nhau bao giờ, thím chăm chỉ làm ruộng, là đội trưởng sản xuất. Tối đến căn nhà của ông bà tôi là nơi bà con xã viên tới họp để bình công điểm. Thằng em thứ nhất sinh ra, ông tôi đặt tên chữ cho nó gọi là Dụ, rồi thứ hai là Dị, vì ông giỏi chữ nho, nên ý nghĩa của chữ nho làm sao mà biết được? Bà tôi cười dụ, dị, dù, dì …Thấy tên gọi quái đản nên thím hỏi ý kiến tôi, vì thấy tôi cũng hay chữ nghĩa. Tôi đọc truyện biết Việt Nam vùng miền trung có đèo Hải Vân, ngày xưa thuộc hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa còn gọi là Chiêm Thành. Vua Chế Mân cắt cho nhà Trần làm của hồi môn để được cưới công chúa Huyền Trân. Cái tên này hay, vậy gọi nó là thằng Hải thím ạ. Cả đứa em thứ hai của cô tôi, cũng được tôi đặt tên cho gọi là thằng H, đứa em gái đặt tên là con V, hình như hồi đó tôi còn đi khai báo làm giấy khai sinh cho nó, khi cô tôi đang làm việc ở nhà máy gỗ Hà Nội.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Phải nói dân Việt mình hiếu học thật, học để làm gì? Học để ra làm quan, để thoát cảnh nghèo khó ở nông thôn, thoát cảnh xúc đất be bờ đào mương xẻ máng. Nhưng cái học đó bây giờ đâu còn ý nghĩa giá trị gì nữa. Cái tiêu chuẩn số 1 để tuyển chọn hệ thống quan lại, cán bộ lại chính là thành phần lý lịch. Nền móng văn hóa Khổng Tử vẫn còn tiêm nhiễm nặng vào đầu óc dân ta không thể nào tẩy rửa được về cái gọi là rùi mài kinh sử, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, thật là buồn cười lố bịch. Ngày đó hết lớp 7 thi tốt nghiệp, nếu đỗ thì thi tiếp lên cấp 3, hay đi học sư phạm theo hệ 7+2 để ra làm thày giáo cô giáo. Số tuyển chọn lọt được vào cấp ba là ưu tú, số còn lại dưới ưu tú lại đi theo ngành sư phạm để rồi lại ra làm nghề dạy học. Thày giáo đáng lý phải giỏi thì người ta lại không coi trọng. Vào học cấp 3 để làm gì? Sau khi hết lớp 10  sẽ thi vào đại học. Học đại học để ra làm bác sĩ kỹ sư để có lương bổng đãi ngộ cao. May mắn còn ra làm quan, làm cán sự, trưởng phòng, thứ trưởng, bộ trưởng vân vân…Nhưng vẫn chưa chắc nếu thành phần lý lịch xấu mà người ta cho là xấu, hay không phải là đảng viên. Lắm chuyện rối rắm nhiêu khê phiền phức nhưng người ta vẫn lao vào mới lạ, lao vào như con thiêu thân, như cơn nghiện danh vọng bằng cấp vậy.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Cứ đến kỳ đi mua gạo, là ngày đó đối với tôi vui như trẩy hội. Tôi huýt sáo vang như con chim sáo nhảy trên đường vàng. Tôi được cấp cuốn sổ gạo, và cô tôi dẫn tôi cùng đi mua gạo, cô tôi gánh gạo còn tôi chỉ đi theo làm vệ sĩ tí hon để bảo vệ cái sổ gạo. Ngày đó sổ gạo chỉ được cấp cho cán bộ công nhân viên chức, vì tôi có hộ khẩu ở Hà Nội nên được đong gạo nhà nước. Thày giáo I là hiệu trưởng của trường cấp 2 Minh Tân, vì thày có bệnh đau dạ dày kinh niên nên đáng lý phải mua ngô ăn độn thì thày được nhà nước ưu ái bán cho mấy cân bột mỳ, hình như tiêu chuẩn của thày mỗi tháng là 15 kg kể cả mua độn thêm, chứ không được cả 15 kg gạo trắng. Ví dụ 15 kg thì được mua 10 kg gạo, còn 5 kg ngô, nhưng thày được mua 5 kg bột mỳ, còn tiêu của tôi 13 kg thì được mua 10 kg gạo và 3 kg bột mỳ, vì còn là trẻ em, dạ dầy yếu không thể ăn ngô hay hạt bo bo gì đó. Cái sổ gạo ngày đó quý lắm, nên có câu làm gì mà ngẩn ngơ thẫn thờ như mất sổ gạo.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (5)


Truyện kể của Lu Hà Phần 5

Lên cấp 3 bắt đầu vào lớp 8 tôi học rất nhẹ nhàng kết quả các bộ môn rất cao, tôi say sưa giải toán, không bài toán nào trong sách giáo khoa mà tôi không tìm ra đáp số, bài văn nào thày giáo cũng giữ lại làm mẫu, lý hóa cũng rất tốt. Trong khi đó ngày xưa vào vỡ lòng và lớp 1 thuộc diện học sinh kém gần như đội sổ, lớp 2 và lớp 3 chỉ là loại trung bình thường xuyên không thuộc bài nhưng tôi lại ham đọc truyện, lớp 4 và lớp 5 tôi đã nghiền xong 3 tập Thủy Hử, 8 tập Tây Du Ký và 12 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tôi kể với bố tôi: Bố ơi ba anh em chúng con là Lưu- Quan-Trương. Bố tôi rất thích thú chỉ cười hề hề

Tôi Đã Hiểu Chuyện (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Ở làng  tôi chỉ có thằng Tiến là bạn thân, hàng ngày nó bon bon cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô đi đi về về cùng với tôi tới tận trường cấp 3 Đông Phú cách làng tôi ở khoảng 10 cây số. Nó cũng đã học cùng lớp với tôi năm lớp 7 ở trường cấp 2 xã Minh Tân. Nghe nói năm lớp 5 hay lớp 6 nó học giỏi lắm nên được ưu tiên mua một cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Tôi rất thích bơi lội, có lẽ tôi sinh vào năm Nhâm Thìn gọi là rồng, giống rồng ưa nước. Nên bất kể sông ngòi hồ ao đầm truông tôi đều thích cả, tôi thích lặn dưới đáy sâu tuy không bằng Yết Kiêu Dã Tượng, gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhưng mùa nước cạn tôi và thằng Quỳnh có thể bơi vượt qua sông Thao sang bờ bên kia bới trộm khoai, bẻ mía, ngô bắp của người ta, rồi ị một đống mới bơi về. Tôi nhớ năm đó tôi khoảng 12 hay 13 tuổi, tôi bơi lội có thể nói vào loại giỏi sức lực dẻo dai.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Tôi rất mê trồng hoa, nhất là hoa mười giờ, trồng khắp mô đất gianh giới giữa nhà tôi và nhà ông G. Ông G tôi gọi là ông trẻ, ông là vai em, con chú con bác với ông nội tôi. Ông bà G rất đông con, các cô các chú bên nhà dù lớn hơn hay ít tuổi hơn tôi, đúng phép tắc ra tôi đều phải gọi là cô chú và xưng cháu, nhưng mấy người ít tuổi tôi chỉ gọi tên trống không coi như bạn bè. Không hiểu các cụ tiền bối từ lúc nào đã chia phần đất cho hai anh, mỗi người một nửa khá công bằng, nhà nào cũng có vườn trải rộng ra song song đối diện nhau, có hàng rào nứa che chắn.

CHƯƠNG II. Tôi Đã Hiểu Chuyện (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thiết tưởng cũng nên vài nét về ông bà nội của tôi. Bà tôi dáng người dong dỏng cao, thời con gái có thể xếp vào loại chân dài, dáng vẻ phúc hậu, có trí nhớ rất dai và hay kể chuyện, bà hay bảo tôi nhổ tóc sâu và khi bà chải tóc ra mớ tóc rối nào thì bà cuộn lại nhét vào cái hốc gỗ sát ván bên trái bếp, bà thường cho tôi tiền thưởng để mua kẹo, thường là 5 xu một công. Số tóc sâu, tóc rối tôi thường gom của bà, của mẹ hay của cô, tôi đều giữ lại một mình tôi hưởng hết, mỗi khi có ông có bà hàng kẹo kéo đi ngang qua rao lông gà lông vịt tóc rối đổi lấy kẹo đi. Tôi lại hớn hở mang ra cả đống ra đổi lấy kẹo. Họ thu gom những thứ của nợ ấy làm gì tôi cũng chẳng cần biết, miễn có kẹo kéo ăn là được rồi. Sau này lớn lên tôi biết lông gà lông vịt để nhồi vào làm gối, nhưng mớ tóc rối nham nhở đen trắng lẫn lộn để làm gì thì đến bây giờ đã là một lão phu rồi mà tôi cũng chẳng biết. Không lẽ lại làm gối, làm gấu bông búp bê…? Dành cho một ngành công nghiệp, hay thủ công chế biến nào tôi cũng đành chịu không thể nào hiểu nổi.

Tuổi Âú Thơ (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Những ngày ở trại trẻ Phú Xuyên Hà Tây đối với tôi là một địa ngục trần gian đày đọa trẻ con chứ có hay ho gì? Bố tôi là một sĩ quan quân đội, là thủ trưởng của một đơn vị hàng ngày có lính tráng cung phụng hầu hạ nịnh bợ làm sao mà bố tôi có thể thấu hiểu hết nỗi khổ của anh em tôi? Bố tôi còn cho tôi chỉ là đứa trẻ cứng đầu cứng cổ không biết nghe lời dạy bảo, bố tôi không coi trọng những suy tư lập luận trẻ thơ của tôi ra gì. Bố cứ ở đâu có đảng thì mọi sự tốt lành cả. Đảng nào đủ sức và có thời gian để quan tâm đến các cháu nhỏ của một công ty vệ sinh, chuyên làm các việc lao công đổ thùng, khuân rác? Anh em chúng tôi đúng ra phải đi theo tiêu chuẩn con cái cán bộ trung cấp và cao cấp bên quân đội, sao lại lạc vào trại trẻ Phú Xuyên?

Tuổi Âú Thơ (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi biết bố tôi là một người cộng sản mẫn cán rất trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, Mao Trạch Đông, bố tôi từng sang Tàu học, nhưng con đường binh nghiệp của bố tôi vẫn cứ lao đao lận đận, bạn bè cùng cấp hay thuộc cấp thời vệ quốc đoàn đều là cán bộ cao cấp hay tướng lãnh cả nhưng bố tôi cứ cậm cạch mãi là cán bộ trung cấp. Từng là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, lúc nào bố tôi cũng lý luận: Vật chất có trước, ý thức có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng con người. Nói thật lòng với số kiến thức triết học chính trị của bố tôi mà so sánh với tôi bây giờ còn kém xa lắm. Tôi chẳng phải là cán bộ cán bẹt chi hết, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân chi hết chỉ là một người công nhân lao động bình thường và nay đã nghỉ hưu trí. Gía như bố tôi sinh ra ở miền Nam theo quân đội ông Diệm ông Thiệu thì con đường binh nghiệp của bố tôi chắc sẽ sán lạn hơn. Bố tôi thật là khổ sở điêu đứng cứ mỗi kỳ xét duyệt đề bạt thăng chức thăng quân hàm thì bị cấp trên hãm lại vì có hơi hám thành phần địa chủ, tuy sau cải cách có giảm xuống là thành phần trung nông. Cứ phải là bần nông cốt cán, khố rách áo ôm, ăn mày ăn xin, làm mõ làm thằng ở người ta mới ưu ái nâng đỡ trọng dụng.

Tuổi Ấu Thơ (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Truyện tôi mới 6 tuổi cháu đích tôn ông Đồ nổi tiếng hay chữ nhất làng, nền nếp giáo huấn theo đạo Khổng Mạnh lúc nào cũng nhân nghĩa lễ trí tín, công dung ngôn hạnh lại đánh một đứa trẻ lớn gấp đôi gãy chân loan tin khắp làng và các vùng lân cận. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn. Ại cũng bảo tôi ngỗ nghịch được ông bà nuông chiều quá mức nên hỗn láo khó dạy bảo.

Tuổi Âú Thơ (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Một ngày bỗng cả nhà tôi nhộn nhịp vui vẻ hẳn lên vì có một chú người nhỏ con, nói giọng Quảng Nam đặc sệt, tiếng chú líu lo như chim hót, tôi nghe thấy là lạ tai, và tôi tỏ ra thích thú lắm. Cùng đi có một ông hình như là cán bộ cán bẹt gì đó là cấp trên hay người trong chi ủy đảng ủy về để kiểm tra thành phần của cô tôi, có phải loại xỏ giầy nhầm theo Tây đánh ta hay theo ta đánh Tàu không? Hay theo cả Tây lẫn Tàu đánh ta không? Như té ra cô tôi được xếp vào thành phần cơ bản vì có bố là đảng viên và cả hai anh trai đều là bộ đội chính quy. Vậy giàn lãnh đạo đảng bộ nhà máy gỗ Hà Nội ưng ý sát ván và chuẩn y cho phép cô tôi được lấy chú Lan. Một vài tháng sau thấy cả bố tôi và chú Thỉnh từ trường sĩ quan lục quân về, chú Thỉnh cũng đã mới tốt nghiệp sĩ quan. Ngày tôi ở trường sĩ quan Sơn Tây thấy một chú trắng trẻo đẹp trai dáng người thư sinh mới đi tập về vác một lá cờ nhỏ đi qua khu nhà bố tôi ở, chú cười và bế tôi lên. Tôi vẫn chưa biết chú là em trai ruột của bố tôi.

Tuổi Ấu Thơ (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Sau khi đưa tôi trở lại quê giao con trai cho ông bà và mẹ tôi, bố tôi trở lại đơn vị, còn mẹ tôi cũng sinh ra em bé. Bà nội tôi cũng trở nên thuận hòa với con dâu, vì mẹ tôi đã có công sinh ra hai đứa con trai cho dòng họ Nguyễn.

Tuổi Ấu Thơ (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Thế là hai mẹ con tôi về ở với ông bà nội, căn nhà gỗ 5 gian rộng thênh thang, nhà ngang rất dài hơn cả căn lớn, cả ngôi nhà theo hình chữ T, căn lớn mé tường phía nam là cái giường gỗ của bà nội tôi, mé tường phía bắc là cái giường của ông tôi, gữa nhà là bàn thờ tổ tiên hướng về phía đông, mẹ con tôi được thu xếp cho ở nhà ngang. Tôi nhớ lúc đó có phong trào tổ đổi công, mẹ tôi người nhỏ sức vóc yếu ớt lại là con gái ông Lý Trưởng trong làng, từ nhỏ được nuông chiều không phải lao động làm việc vất vả, nhưng khi về làm dâu nhà họ Nguyễn thì cả một vấn đề nan giải. Bởi vì thời phong kiến, ông Lý tức ông ngoại tôi muốn kén một chàng rể con nhà gia giáo có học vấn để thay ông chức lý trưởng trong làng. Bố tôi là một chàng trai tướng mạo uy nghi  là con trai cả của cụ đồ lại vừa mới đậu xong sơ học yếu lược về chữ quốc ngữ, chữ nho cũng được học đôi chút. Mẹ tôi cũng háo hức muốn được làm bà Lý nên mới thuận lấy bố tôi. Nhưng thời thế đổi thay, bố tôi lại theo lời khuyên của ông nội tôi mà đi làm lính vệ quốc đoàn sau này còn có tên gọi là bộ đội.

CHƯƠNG I. Tuổi Âú Thơ (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Tôi sinh vào giờ tý, năm nhâm thìn, một đêm mưa gió trời giông chớp giật, mưa gió bão tố nổi lên đùng đùng, tiếng khóc oa oa như xé tan bầu không khí tĩnh lặng thấp thỏm chờ đợi của cả gia đình, ông bà nội ngoại, cô gì chú bác.

Lương Y Kiêm Từ Mẫu


(Thư cầu cứu của một người cha, chuyển dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt)

Kính gửi ông bác sĩ med. S.B. Bác sĩ của gia đình tôi
Tôi đang viết thư này tới ông và nhóm y tế của ông. Tôi cần lời khuyên của ông. Tôi là ông Lu Hà

Gia đình tôi đến từ Đông Đức có 3 người con, con gái tôi  L. S sinh ra ở Tây Đức, nó  là một cô gái tốt, học sinh viên giỏi từ thời trung học và đang học tại Đại học Basel, và Freiburg. Đầu tiên là kỹ thuật Nano sau đó là hóa học.
Tuy đang bận rộn nghiên cứu khoa học, cháu vẫn tìm việc làm thêm, để kiếm chút tiền còm, cháu muốn có mọi thứ. Bên nước chúng tôi gọi là tham sân si. Tham có học vấn danh hiệu, lại tham có tiền, tất nhiên sẽ  sinh ra nóng giận và ngu muội.

Cú Đánh Bất Ngờ


Hồi ký những ngày của tôi với mật vụ Đông Đức Stasi
(Chuyện kể của Lu Hà)

Hilfe! Hilfe! Hilfe! Cứu tôi với! Một tiếng kêu thê thảm rùng rợn của một người cha, một người chồng, một tâm hồn văn nhân, một linh hồn đã phải chịu biết bao nhiêu đau thương tang tóc trên đường đời. Phải chăng đã thấu vọng tới tận trời xanh?
Mấy ngày nay tôi không thể lên mạng Internet được vì theo thỏa thuận chung phải thay đổi lại công ty dịch vụ Internet mới. Với khoảng trống thời gian này, tôi tranh thủ soát lại hàng loạt bài tiểu luận, tâm bút và một số bài thơ làm từ đời nảo đời nao do ngẫu hứng mà còn bỏ xót lại trong máy tính, hay quên khuấy mất đi? Nên bây giờ cần đưa chúng những đứa con tinh thần rơi vãi vào họ hàng gốc gác, đúng chương mục thể loại. Trong lúc tôi đang tập thiền theo tư thế nằm thì vợ tôi gọi giật giọng: Ông ơi! Tuần vừa rồi đến phiên nhà mình trực hành lang, chiều tối chủ nhật các con bận học bài cả và tôi bị mệt quên mất. Hay là sáng nay ông giúp tôi làm đi không kẻo mang tiếng là mình lười biếng, hàng xóm người ta lại kêu ca.

Vỡ Mộng


(Truyện Ngắn của Lu Hà)

Tôi được sinh ra ở thế gian này, nhưng cuộc đời tôi đầy cay đắng xót xa, tôi luôn gặp phải những tai ương bất hạnh do lũ người hèn mọn đểu cáng, tiểu nhân, bất tài vì lý do này lý do nọ mà muốn cản trở bước chân tôi đi, dập tắt ngọn lửa lòng khao khát tri thức, trí tuệ, khát vọng về một tương lai xán lạn, để tôi phải dời bỏ quê hương Việt Nam yêu dấu, sang cộng hòa dân chủ Đức học nghề rồi làm lao nô, rồi lại hành hương di cư sang Tây Đức để an cư lạc nghiệp. Từ nhỏ tôi mang nhiều hoài vọng, mơ mộng mình sẽ là nhà toán học, vật lý hay hóa học. Mình sẽ thăng tiến bay cao trên con đường cử nghiệp. Nhưng than ôi ! Thượng đế không thương xót tôi, ngài đày đọa tôi phải làm thơ và viết văn.

Nguồn Cội Gia Đình Thi Nhân Lu Hà (2)

Phần II. Ông Bà Nội Của Tôi


Đời Người Chóng Thật. Thấm thoát  ngày nào mà nay đã hơn 50 năm rồi. Khi tôi khoảng 6 hoặc 7 tuổi thì ông bà tôi đã hơn 70 rồi. Bà tôi dáng người thanh cao, nhưng cũng lạ lưng bà vẫn thẳng không bị còng xuống như các cụ già khác. Còn ông tôi dáng đạo mạo trông giống như các đạo sĩ trong phim chưởng của Tàu. Tóc trắng như cước, da mặt căng không nhăn nhúm. Hơn 70 tuổi mà ông rất hồng hào, thân thể tráng kiện nhưng ông lại không biết võ công. Ngày xưa có người mến tài văn chương của ông, nhớ ơn ông đã biện lý trước công đường cứu mạng  mình mà muốn truyền võ công cho nhưng ông cười và gạt đi.Ông chỉ có thú vui ngâm nga xướng vịnh mà thôi.

Nguồn Cội Gia Đình Thi Nhân Lu Hà (1)

Phần I. Mẹ Tôi



Lòng Mẹ Thương Con
Nhân ngày giỗ 49 Ngày

Mẹ đi đã bốn chín ngày
Con nơi viễn xứ thở dài xót xa
Nhớ thương vót bút tuôn ra
Câu thơ phảng phất bao la cõi trời